CẨM NANG LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC PHÙ HỢP

News

Đứng trước ngưỡng cửa vào đại học, nhất là trước cánh cửa du học, nhiều bạn học sinh vẫn loay hoay không biết mình muốn học gì, muốn đi đâu. Parkway Connect xin chia sẻ đến bạn những yếu tố cần cân nhắc để tìm kiếm và lựa chọn chương trình phù hợp. Bạn cần tự mình trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Điều gì thu hút bạn?

Sở thích của bạn là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định việc lựa chọn ngành học đúng. Học ngành bạn yêu thích giúp cuộc sống đại học trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Tuy nhiên, nhiều khi không dễ để xác định chính xác bạn muốn học gì. Trong trường hợp này, bạn hãy liệt kê các sở thích học tập và đam mê của bản thân, và tìm những chương trình học mang tính chất kết hợp hoặc tổng quan, rồi từ đó tìm kiếm những trường đại học cung cấp các chương trình này. Bạn cũng có thể tham dự các hội thảo du học, hội chợ tuyển sinh, và lọc ra danh sách các trường đại học mà bản thân ưa thích dựa trên các điều kiện về cơ hội thực hành, khoảng cách đi lại, yêu cầu nhập học và thành phố bản thân muốn sống.

 

2. Bạn muốn học như thế nào?

Hầu hết các trường đại học đều cung cấp học tập qua trải nghiệm, cho phép bạn hiểu rõ lý thuyết hơn thông qua thực hành. Một số sinh viên học tốt hơn khi được tự mình bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ.

Thực hành có thể bao gồm các trải nghiệm như làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực địa, làm việc nhóm, trao đổi sinh viên, vừa học vừa làm, thực tập và các khóa tập huấn, v.v. Khi tìm hiểu các trường đại học, hãy tìm kiếm thông tin chi tiết về những cơ hội trải nghiệm mà bạn sẽ có. Điều này sẽ cho phép bạn lọc ra được danh sách trường và chương trình học phù hợp.

 

3. Điểm trung học phổ thông của bạn cao đến mức nào?

Điểm số và các khóa học, các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia sẽ ảnh hưởng đến số lượng chương trình sẵn sàng chấp nhận bạn. Bạn nên tìm kiếm các chương trình phù hợp theo điểm số hiện tại và kỳ vọng của bản thân. Nhưng quan trọng hơn, bạn nên chuẩn bị từ rất sớm, bằng cách tìm hiểu trước các yêu cầu của chương trình sẽ học. Dựa vào các yêu cầu đó, bạn nỗ lực đạt được điểm số cần thiết để được nhận vào chương trình. Việc tìm hiểu từ trước giúp bạn có thời gian để xây dựng bản thân cho phù hợp với chương trình bạn sẽ học, làm tăng khả năng bạn được nhận vào trường.

 

4. “Đặc trưng” của trường là gì?

Mặc dù việc học và điểm số là trọng tâm của đời sống sinh viên nhưng chắc chắn không phải là những điều duy nhất. Ký túc xá, thể thao, câu lạc bộ, hội sinh viên, hoạt động tình nguyện, v.v. đều đóng vai trò rất lớn trong trải nghiệm học đại học của bạn. Vì vậy, hãy điểm qua các yếu tố phi học thuật này khi cân nhắc chọn trường đại học.

Nếu bạn không thể trực tiếp đến tham quan trường, hãy xem các nguồn thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội hoặc các video clip giới thiệu của họ.

 

5. Bạn muốn loại bằng cấp nào?

Dù có cùng tên gọi nhưng giữa các trường khác nhau thì chương trình học cũng có thể khác nhau đáng kể. Trong đó, sự khác biệt về mức thu nhập sau khi tốt nghiệp là yếu tố mà bạn cần cân nhắc.

Ví dụ, cùng là chương trình Khoa học Máy tính nhưng tùy trường sẽ cung cấp bằng Cử nhân Khoa học (BSc) hoặc Cử nhân Khoa học Máy tính (BCS) hoặc có khi là Cử nhân Toán học (BMath) cho sinh viên tốt nghiệp ngành này. Tương ứng với các bằng cấp trên thì trọng tâm giảng dạy và học tập cũng thay đổi theo từng chương trình.

Bạn có thể tập trung tìm chọn các trường đại học có nội dung học phù hợp với mục tiêu của bạn. Hãy tìm kiếm các khóa học bắt buộc của chương trình – chúng sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết và giá trị về những gì bạn sẽ học.

Nếu bạn thực sự muốn có một bằng cấp cụ thể, hãy tìm hiểu xem trường đại học nào cung cấp bằng cấp đó cho chương trình mà bạn quan tâm. Nhưng hãy nhớ rằng, khi bạn tốt nghiệp, nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kỹ năng và những đóng góp tiềm năng của bạn hơn là loại bằng cấp của bạn.

 

6. Bạn có muốn vừa ra trường là đồng thời có kinh nghiệm làm việc luôn?

Nói cách khác bạn muốn tốt nghiệp với kinh nghiệm đủ để ứng tuyển vào các vị trí senior mà không phải chỉ là những vị trí fresh. Nếu vậy các chương trình có vừa học vừa làm- sinh viên sẽ làm việc có lương tại các công ty, tổ chức hoặc thực tập- là một yếu tố quan trọng mà bạn nên cân nhắc. Những sinh viên muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc, rõ ràng về định hướng nghề nghiệp có thể chọn chương trình này.

 

Ngoài ra, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau đây:

7. Học phí và các chương trình hỗ trợ tài chính

Học phí là yếu tố quan trọng đối với nhiều sinh viên và các chương trình đại học khác nhau sẽ có mức học phí khác nhau. Bên cạnh đó, có những chương trình hỗ trợ tài chính có thể bù đắp chi phí cho bạn, chẳng hạn như các khoản vay và hỗ trợ của chính phủ, học bổng từ trường đại học và các chương trình vừa học vừa làm.

 

8. Danh tiếng của trường và chương trình học

Danh tiếng của trường và chương trình học có thể là yếu tố quan trọng đối với một số sinh viên. Nếu điều này quan trọng với bạn, hãy đánh giá những yếu tố nào về danh tiếng là quan trọng, phù hợp với nhu cầu của bạn. Từ đó bạn sẽ chọn được chương trình học phù hợp.

9. Địa điểm học

Bạn thích sống và học tập ở những thành phố lớn với nhiều cạnh tranh nhưng cũng nhiều cơ hội? Hay bạn muốn ở một nơi không quá ồn ào náo nhiệt nhưng cuộc sống ổn định và chi phí không quá cao? Bạn muốn sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm và ở lại định cư hay bạn thích trải nghiệm ở các quốc gia khác nhau? Những câu hỏi này bạn cũng cần đặt ra cho mình để làm cơ sở cho việc tìm kiếm đất nước, thành phố, chương trình học phù hợp với nguyện vọng của mình.

 

Parkway Connect cam kết đồng hành cùng học sinh sinh viên trong quá trình chọn ngành và trường, để giúp các bạn lựa chọn ngành học phù hợp. Hãy liên hệ ngay với Parkway Connect nếu bạn cần tư vấn chi tiết về các chương trình nhé.

Quick Links

Our Contacts